Bên cạnh vấn đề về chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ của nhà hàng đó như thế nào thì một vấn đề nữa cũng được nhiều thực khách quan tâm tới là chất lượng vệ sinh của nhà hàng đó. Một căn bếp được sắp xếp sạch sẽ, gọn gàng chắc hẳn sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt với khách hàng hơn so với căn bếp đầy dầu mỡ tung tóe, nước vương vãi lung tung. Hơn nữa một căn bếp sạch sẽ còn giúp các đầu bếp thoải mái trong việc nấu ăn giúp chất lượng món ăn được nâng cao. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng căn bếp của bạn khó tránh khỏi tình trạng bị thấm dột. Điều đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhà hàng. Vì vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức về chống thấm bếp nhà hàng ngay nhé!
1. Nguyên nhân bếp nhà hàng bị thấm nước
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến do đường ống nước bị vỡ hoặc bị rò rỉ:
Do các đường ống sử dụng lâu năm nhưng chưa được kiểm tra và thay thế kịp thời dẫn đến một số chỗ trên đường ống xuất hiện các vết nứt. Nước sẽ chảy từ những vết nứt đó lan ra cả căn bếp dẫn đến chất lượng vệ sinh của nhà hàng không được đảm bảo.
Nguyên nhân thứ hai là do nước thấm xuống nền gạch
Do các đường ron lâu ngày phải chịu tác động của ngoại lực kết hợp với sự ăn mòn từ các hóa chất tẩy rửa sẽ xuất hiện các lỗ rỗng làm nước dễ dàng thấm xuống lớp nền bên dưới.
Nguyên nhân cuối cùng là do thấm nước ở chân tường nhà bếp
Do cấu tạo đặc biệt từ vữa xi măng và hồ dầu nên nó có khả năng hấp thụ nước mạnh. Chính vì vậy khi ở trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với nước và hơi ẩm giống như phòng bếp nhà hàng thì chúng sẽ hút và đưa một phần nước theo mạch hồ xây lên phần tường trên, phần còn lại sẽ bị tồn đọng ở chân tường dẫn đến tình trạng thấm nước.
Bên cạnh đó, trong quá trình thi công phần móng và phần chân tường, nhà thầu không sử dụng xi măng đạt chất lượng sẽ tạo lỗ rỗng giữa các viên gạch. Đây cũng chính là lý do để nước thấm nhanh và thẩm thấu sâu vào chân tường.
Ngoài ra, hiện tượng thấm còn xuất phát từ tâm lý chủ quan của chủ nhà hàng, không chống thấm chân tường ngay từ đầu dẫn đến tình trạng bị thấm nước nghiêm trọng khiến việc khắc phục, sửa chữa tốn kém và mất nhiều thời gian.
>> Có thể bạn quan tâm:
- 8 mẹo chọn màu sơn ngoại thất đẹp mà không bị lạc hậu
- Những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng sơn chống thấm cho nhà dân dụng
2. 2. Quy trình chống thấm bếp nhà hàng
2.1 Chống thấm bếp nhà hàng bằng keo chống thấm.
Hiện nay phương pháp chống thấm bằng keo chống thấm đang trở nên phổ biến trong các công trình. Loại vật liệu này không kén bề mặt thi công, nó tạo độ kết dính tốt với bê tông và các loại vật liệu xây dựng khác giúp khắc phục tình trạng thấm nước tốt cho sàn nhà bếp. Không những có độ bám dính tốt, keo chống thấm còn giúp đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình.
Quy trình thi công keo chống thấm
Bước 1: Vệ sinh khu vực cần chống thấm.
Đầu tiên bạn hãy tháo hết nước trong bể rồi vệ sinh thật sạch sẽ, bằng phẳng, khô ráo cho bề mặt xung quanh
Bước 2: Trộn keo chống thấm
Chúng ta nên tiến hành pha trộn theo đúng tỷ lệ như trên bao bì. Đầu tiên bạn nên tiến hành đổ nước sạch vào xô sạch. Sau đó sử dụng máy khuấy với tốc độ chậm để trộn hỗn hợp đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất. (Phương pháp này được tiến hành đối với loại keo chống thấm dạng bột). Còn đối với những loại keo chống thấm đã trộn sẵn thì bạn chỉ cần mở nắp và sử dụng luôn.
Để keo phát huy tác dụng tốt nhất thì bạn nên để hỗn hợp sau khi trộn xong trong vòng từ 3 đến 4 phút trước khi đưa vào sử dụng.
Bước 3: Tiến hành thi công keo chống thấm.
Mỗi loại keo khác nhau sẽ có phương pháp thi công riêng phù hợp với từng loại. Nhưng thông thường, các loại keo chống thấm thường được thi công hai lớp. Khi lớp thứ nhất khô hoàn toàn rồi mới thi công lớp thứ hai.
2.2 Chống thấm bếp nhà hàng bằng sơn chống thấm.
Sơn chống thấm là loại sơn giúp ngăn chặn hiện tượng thấm dột xảy ra trên bề mặt thi công. Lớp sơn chống thấm này có tác dụng bảo vệ nhà bếp của bạn khỏi sự xâm nhập của dòng nước và dầu mỡ, làm tăng tuổi thọ cho bề mặt tường, sàn… của căn bếp luôn được sạch sẽ và sáng bóng.
Quy trình chống thấm bếp nhà hàng bằng sơn chống thấm:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt.
Sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ các vết dầu mỡ, bụi bẩn khỏi bề mặt cần chống thấm để tạo bề mặt bằng phẳng, sạch sẽ.
Bước 2: Thi công sơn lót.
Bạn hãy tiến hành thi công từ 1 – 2 lớp sơn lót. Lớp sơn lót có tác dụng tạo sự liên kết giữa bề mặt với các lớp sơn khác.
Bước 3: Thi công sơn chống thấm
a. Cách pha sơn
Đối với sơn chống thấm pha xi măng: Pha theo tỉ lệ 0.5L nước: 1kg xi măng: 1kg sơn chống thấm. Sau đó sử dụng máy khuấy chuyên dụng khuấy đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.
Đối với sơn chống thấm màu: Thông thường sơn chống thấm màu đều được pha trộn sẵn vì vậy bạn chỉ cần trộn đều sơn lên và sử dụng.
b. Thi công
Thi công 2 – 3 lớp sơn chống thấm theo nguyên tắc tầng lớp và những nguyên tắc kể trên để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những kiến thức về chống thấm bếp nhà hàng. Hy vọng với những kiến trên sẽ giúp bạn thi công chống thấm thành công nhé!
>> Xem thêm thôn tin về sơn chống thấm trần nhà tại: https://sonjymec.com/son-chong-tham-tran-nha.htm